Cách sạc xe nâng điện và bảo dưỡng bình ắc quy chuẩn
Ắc quy là bộ phận quan trọng được ví như “quả tim” của bất kỳ thiết bị nào sử dụng năng lượng điện. Việc kiểm tra, bảo dưỡng ắc quy và sạc định kỳ sẽ giúp tăng tuổi thọ, tiết kiệm nhiều chi phí sửa chữa. Vậy, sạc xe nâng điện như thế nào, bảo dưỡng bình ắc quy ra sao? Tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé!
Hướng dẫn sạc xe nâng điện đúng chuẩn
Kiểm tra tình trạng dung lượng và sạc xe nâng điện định kỳ là việc quan trọng cần làm sau mỗi phiên làm việc. Vừa đảm bảo xe luôn sẵn sàng cho ngày tiếp theo, vừa giúp tăng tuổi thọ xe, tránh hỏng hóc đột ngột. Vậy, cách sạc xe nâng điện ra sao?
Xác định bộ sạc thích hợp
Đây là yếu tố tiên quyết để có thể sạc đầy năng lượng, hệ thống sạc có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của bình. Vì vậy, chỉ nên áp dụng bộ sạc đi kèm với bình ắc quy được cung cấp từ nhà sản xuất, tránh không tương thích, dẫn đến cháy nổ, hỏng hóc.
Sạc đúng kỹ thuật
Mỗi bình ắc quy đều có 2 cực âm, dương ứng với bộ sạc, khi sạc xe nâng điện hãy chú ý đấu đúng để không xảy ra hiện tượng chập hay đoản mạch.
Dùng dòng sạc phù hợp với chỉ số điện trên ắc quy
Tuyệt đối không dùng dòng sạc lớn hơn chỉ số định mức ghi trên ắc quy, tránh cháy nổ, hư hỏng bình.
Tốt nhất nên dùng dòng sạc nhỏ hơn 10% so với chỉ số ghi trên bình, điều này rất tốt cho tuổi thọ của ắc quy.
Nên sử dụng dòng sạc phù hợp với chỉ số điện trên ắc quy
Sạc ắc quy ngay sau khi sử dụng xong
Sau mỗi phiên làm việc, người dùng cần sạc ngay để bù lại phần năng lượng đã tiêu hao, đồng thời giữ xe luôn trong trạng thái sẵn sàng cho buổi hoạt động tiếp theo.
Sạc bổ sung giữa giờ làm việc
Người dùng hoàn toàn có thể sạc bổ sung cho ắc quy vào giữa phiên làm việc để đảm bảo không bị ngắt quãng, hết bình giữa chừng. Tuy nhiên, nếu đã sạc bổ sung thì phải đợi đến khi đầy bình rồi mới được ngắt, tránh làm chai, không “cầm” điện.
Đặt bình ắc quy ở nơi thoáng mát
Trong quá trình sạc xe nâng điện, cần đặt xe ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng Mặt Trời, nhiệt độ không khí nên duy trì ở mức dưới 45oC. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm quạt tản nhiệt để làm mát bình trong quá trình sạc.
Những lưu ý khi sạc xe nâng điện
Ngoài việc tuân thủ các hướng dẫn sạc xe nâng điện trên, người dùng cũng cần quan tâm đến một số lưu ý quan trọng sau.
Kiểm tra cáp sạc
Dây cáp của bộ sạc trước khi cắm vào bình ắc quy cần được kiểm tra kỹ lưỡng, xem có hiện tượng nứt, gãy hay hở lõi điện không. Nếu phát hiện bất thường thì cần thay thế ngay để hạn chế rò điện, cháy nổ, gây nguy hiểm đến người và tài sản.
Kiểm tra cáp sạc trước khi tiến hành nạp điện cho bình ắc quy
Châm nước cất thường xuyên và sau khi sạc đầy bình
Nước cất bình ắc quy cần được kiểm tra và châm thường xuyên, tuyệt đối không để cạn đến dưới mức quy định. Trong suốt quá trình sử dụng, chỉ nên châm nước cất chứ không dùng axit, vì dung dịch này với nồng độ cao sẽ gây ăn mòn các tấm kim loại, làm hư hỏng bình.
Đặc biệt, chỉ nên châm nước khi bình đã được sạc đầy.
Ghi lại lịch trình châm nước cất
Lịch trình châm nước cất cần được ghi lại chi tiết để tính toán thời gian bảo hành, giúp quá trình sử dụng bình ắc quy cho xe nâng điện hiệu quả nhất.
Kiểm tra hiện tượng sôi của ắc quy khi đang sạc
Sạc xe nâng điện khi gần đầy sẽ có hiện tượng sôi, nếu không thấy, có thể dòng sạc chưa đủ và cần kiểm tra lại bộ sạc.
Kiểm tra nhiệt độ bình trước khi sạc
Xe nâng hoạt động trong nhiều giờ liên tục sẽ xảy ra tình trạng nóng, hãy tắt động cơ và để cho bình nguội dần rồi mới bắt đầu sạc. Tránh sạc xe nâng điện khi bình còn nóng sẽ gây quá nhiệt, cháy nổ.
Thông thường, mỗi chiếc bình ắc quy trong xe nâng điện sẽ có khoảng 1200 lần sạc. Vì vậy, người dùng cần tuân thủ đúng các hướng dẫn và lưu ý để thời gian sử dụng được lâu hơn.
Xử lý khi xe nâng điện sạc không vào
Xe nâng điện sạc không vào có thể vì rất nhiều lý do, chẳng hạn như bộ sạc không phù hợp, cáp bị hỏng hay bình đã bị chai. Lúc này, người dùng cần kiểm tra thật kỹ lưỡng hoặc đem đến địa chỉ bảo trì, bảo dưỡng uy tín để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục, tránh để lâu gây gián đoạn luồng công việc.
Xác định nguyên nhân khiến xe nâng điện sạc không vào rồi tìm cách khắc phục
>>> Xem thêm: Thang nâng người mini có thiết kế và ưu điểm gì
Cách bảo dưỡng bình ắc quy xe nâng điện
Việc sạc xe nâng điện tưởng chừng dễ dàng nhưng lại có rất nhiều điểm cần lưu ý. Bình ắc quy giống như “quả tim” của xe điện, vì vậy, cần bảo trì, bảo dưỡng đúng cách để kéo dài tuổi thọ và bảo đảm luồng công việc luôn được liên tục, không bị gián đoạn.
Cất giữ, vệ sinh ắc quy sau khi sử dụng
- Bình ắc quy trong xe nâng điện nếu không sử dụng đến thì cần sạc đầy trước khi lưu trữ.
- Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, không quá ẩm hay có ánh nắng Mặt Trời chiếu vào trực tiếp.
- Khi lưu trữ trong kho, cần đặt ắc quy trên pallet, tủ, kệ chứ không để dưới sàn nhà.
- Thường xuyên kiểm tra dung dịch có bị rò rỉ không, tránh tràn lên bề mặt ắc quy làm hư hỏng.
- Không để bất kỳ vật gì lên bề mặt ắc quy.
- Mỗi tháng nên tiến hành sạc lại bình một lần để duy trì khả năng lưu điện.
- Khi đem ra sử dụng thì nên sạc lại thêm một lần nữa để đảm bảo có đủ năng lượng hoạt động.
Bình ắc quy xe nâng điện cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát
Sạc lại điện, châm nước định kỳ
- Luôn kiểm tra mức dung dịch điện phân trong ắc quy trước và sau mỗi lần sạc xe nâng điện. Đảm bảo mức dung dịch luôn phải cao hơn mặt cực từ 20 đến 30 mm.
- Chỉ nên dùng nước cất để châm thêm vào bình.
- Sạc bình ngay khi hệ thống cảnh báo năng lượng ở mức 20%. Tránh để đến khi cạn kiệt rồi mới sạc, điều này làm bình dễ bị chai và ảnh hưởng trực tiếp đến tính liên tục của công việc.
- Mỗi lần sạc thì cần đợi bình đầy rồi mới ngắt kết nối.
- Cần bảo đảm sạc xe nâng điện ở nơi thoáng mát.
- Bình ắc quy trước khi lắp lên xe cần đảm bảo đã đậy nút, vệ sinh và lau khô kỹ lưỡng.
- Ngoài ra, hãy bôi một lớp mỡ lên các cọc bình để bảo vệ chúng khỏi bị ăn mòn bởi axit.
Việc sạc xe nâng điện đúng cách và bảo trì, bảo dưỡng bình ắc quy định kỳ giúp tăng tuổi thọ và đảm bảo luồng công việc luôn được liên tục. Luôn duy trì đủ năng lượng trong suốt quá trình vận hành, tránh để đến mức cạn kiệt, làm hỏng bình và ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Nếu cần tìm một đơn vị bảo hành và sửa chữa phụ tùng, xe nâng điện uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Công nghiệp Mê Kông Việt Nam để được tư vấn, đặt lịch sớm nhất!