Cảm biến góc nghiêng (tilt sensor): Cấu tạo và chức năng

Cảm biến góc nghiêng được thiết kế nhỏ gọn, có hình dáng giống như viên đạn, vỏ ngoài bằng nhựa để chống ăn mòn. Thêm vào đó, thiết bị còn có 3 dây để kết nối với dòng điện có điện áp từ 7 đến 48V, tùy vào từng loại xe nâng người trên cao. Nhờ cảm biến góc nghiêng, hộp đen sẽ nhận biết phương tiện đang ở góc nghiêng bao nhiêu. Nếu vượt giới hạn cho phép, hộp đen sẽ dừng mọi hoạt động của phương tiện. Thêm vào đó, người vận hành có thể di chuyển phương tiện đến vị trí an toàn nhờ tiếng còi báo của cảm biến góc nghiêng. Ngoài cảm biến góc nghiêng, bạn cần biết một số quy tắc an toàn khi vận hành xe nâng người trên cao: điều khiển xe ở khu vực cho phép, chỉ sử dụng phương tiện để nâng người,...

Cấu tạo của cảm biến góc nghiêng là gì?

Cảm biến góc nghiêng (tilt sensor) có thiết kế nhỏ gọn, hình dáng giống như quả tên lửa, vỏ ngoài bằng nhựa cứng để chống ăn mòn. Đồng thời, bộ phận còn có 3 dây nhằm kết nối với dòng điện có điện áp từ 7 đến 48V, tùy vào từng loại xe nâng.

Hình ảnh minh họa cảm biến góc nghiêng của xe nâng người trên cao

Hình ảnh minh họa cảm biến góc nghiêng của xe nâng người trên cao

Chức năng của cảm biến góc nghiêng

Khi xe nâng người làm việc hoặc di chuyển, cảm biến sẽ phát tín hiệu về hộp đen điều khiển để nhận biết phương tiện đang ở góc nghiêng bao nhiêu. Nếu vượt quá giới hạn cho phép, hộp đen sẽ dừng mọi hoạt động của xe.

Có thể nói, cảm biến góc nghiêng là một trong những bộ phận quan trọng của xe nâng người trên cao. Nhờ cảnh báo bằng còi của cảm biến góc nghiêng, người vận hành có thể di chuyển xe đến những vị trí an toàn hơn. Nếu không được trang bị hệ thống cảm biến đo góc nghiêng, xe có thể đi vào các địa hình có độ dốc lớn mà người điều khiển không biết, dẫn đến những thiệt hại không đáng có về người và của.

Hiện nay, cảm biến góc nghiêng được nâng cấp và cải tiến rất nhiều. Bộ phận được thiết kế nhỏ, gọn hơn để tiết kiệm diện tích và lắp đặt ở những loại xe nâng người khác nhau.

Người điều khiển có thể di chuyển xe nâng đến những vị trí an toàn hơn nhờ cảnh báo còi của cảm biến góc nghiêng

Người điều khiển có thể di chuyển xe nâng đến những vị trí an toàn hơn nhờ cảnh báo còi của cảm biến góc nghiêng

Khi nào cần thay cảm biến độ nghiêng cho xe nâng?

Bạn có thể cho xe di chuyển đến những mặt bằng dốc hoặc nghiêng quá mức quy định. Nếu cảm biến độ nghiêng không phát tín hiệu cảnh báo hoặc dừng các hoạt động như di chuyển, nâng của xe, bạn cần dừng phương tiện và tiến hành kiểm tra thiết bị. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra hệ thống cảm biến xem có vật cản hoặc đồ đạc nào vướng vào không. Nếu không bị vướng, bạn cần dùng đồng hồ VOM để đo trở kháng của từng dây trên cảm biến độ nghiêng. Nếu các trị số không đúng theo quy định của nhà sản xuất, bạn cần thay cảm biến mới cho xe nâng người.

Nếu cảm biến góc nghiêng không phát tín hiệu cảnh báo, bạn cần dừng phương tiện và kiểm tra thiết bị

Nếu cảm biến góc nghiêng không phát tín hiệu cảnh báo, bạn cần dừng phương tiện và kiểm tra thiết bị

9 Tiêu chuẩn mà xe nâng người cần đáp ứng trước khi vận hành

  • Bề ngoài của xe nâng người cần đảm bảo các yếu tố thẩm mỹ cơ bản: không bị cong vênh, móp méo quá mức, màu sơn ít bị phai.
  • Lốp xe: Ngoài di chuyển, lốp xe nâng người còn tiếp xúc trực tiếp với mặt đất như một chân chống để phương tiện vững vàng khi làm việc. Lốp xe không quá cũ, bị vỡ, nứt. Những vít bắt lốp phải được siết đủ lực, các chốt chẻ cố định ốc với bu lông phải đầy đủ và đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.
  • Cảm biến góc nghiêng đảm bảo hoạt động ổn định: Cần kiểm tra kỹ khả năng hoạt động của cảm biến góc nghiêng trước khi vận hành xe. Cách đơn giản để thử tính năng này là bạn dùng tay tác động để bộ phận bị nghiêng rồi thực hiện nâng sàn lên với độ cao 2m. Khi thực hiện thao tác này, mọi yếu tố đảm bảo an toàn đều phải được kích hoạt.

Cần kiểm tra kỹ cảm biến góc nghiêng trước khi điều khiển xe nâng người trên cao

Cần kiểm tra kỹ cảm biến góc nghiêng trước khi điều khiển xe nâng người trên cao

  • Những hệ thống chống lật: Hệ thống lốp, chân đối với xe nâng người boom lift và hai cánh chống lật đối với xe nâng người cắt kéo đảm bảo hoạt động tốt.
  • Những công tắc giới hạn hành trình nâng cần phải hoạt động tốt.
  • Hệ thống chống quá tải phải hoạt động ổn định: Mỗi loại xe nâng người trên cao cần được trang bị hệ thống chống quá tải chuyên biệt. Không được hạ áp suất làm việc của hệ thống thủy lực để chống quá tải. Việc này sẽ làm sai lệch những thông số làm việc của hệ thống, gây ra các sự cố nguy hiểm.
  • Kiểm tra toàn bộ bơm, đường ống, van, đầu nối, hệ thống thủy lực để đảm bảo các bộ phận không bị nứt, vỡ, rò rỉ dầu.
  • Những đầu ắc quy xe nâng người cần được bọc kỹ và kín để tránh nguy cơ chập, cháy.
  • Động cơ phải được kiểm tra, thay dầu, thay lọc, bổ sung nước làm mát trước khi vận hành.

Quy tắc an toàn khi vận hành xe nâng người

  • Chỉ được điều khiển xe ở khu vực cho phép, không di chuyển vào khu vực khác vì sẽ gây cản trở, nguy hiểm cho mọi người xung quanh.
  • Quan sát và chú ý đến chiều cao làm việc an toàn và tải trọng sàn tối đa cho phép.
  • Cần kiểm tra khu vực xung quanh khi sử dụng xe nâng người trên cao.
  • Phương tiện chỉ được di chuyển với tốc độ cho phép.
  • Giảm tốc độ khi di chuyển ở những góc nhỏ, hẹp để tránh rủi ro xe bị lật. Khi thay đổi hướng hoặc dừng xe, người vận hành không được giảm tốc độ đột ngột. Việc này dễ gây va chạm với những phương tiện khác và mọi người xung quanh.
  • Tránh điều khiển xe nâng người ở địa hình không bằng phẳng vì sẽ khiến phương tiện khó di chuyển và bị lật.
  • Không vận hành xe khi điều kiện thời tiết xấu: gió to, mưa lớn,...
  • Xe chỉ nâng người, không được sử dụng để nâng hàng hóa. Đặc biệt là hàng hóa nặng, cồng kềnh vì sẽ gây nguy hiểm cho người vận hành.

Chỉ sử dụng xe để nâng người, không được dùng để nâng hàng hóa

Chỉ sử dụng xe để nâng người, không được dùng để nâng hàng hóa

  • Trọng lượng của người và dụng cụ không được vượt quá khả năng tải của xe.
  • Không cho phép bất kỳ ai đứng hoặc di chuyển gần khu vực xe đang hoạt động.
  • Đảm bảo người vận hành quan sát được xung quanh khi xe di chuyển. Đảm bảo tầm nhìn rộng, quan sát rõ và không bị vướng.
  • Nếu tầm nhìn bị hạn chế, bạn nên dừng xe để đảm bảo an toàn. Nếu muốn tiếp tục sử dụng, bạn có thể nhờ một người hỗ trợ để quan sát xung quanh.

Lời kết

Qua bài viết trên, bạn đã biết cấu tạo, chức năng và thời điểm để thay hệ thống cảm biến góc nghiêng mới. Đồng thời, bạn cũng biết thêm các tiêu chuẩn cần đáp ứng và quy tắc an toàn khi vận hành xe nâng người trên cao. Nếu muốn mua xe cũ hoặc thuê phương tiện chất lượng, giá tốt, bạn hãy liên hệ ngay Công ty TNHH Công nghiệp Mê Kông Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.