Cảm biến tốc độ là gì? Cấu tạo và chức năng
Cảm biến tốc độ đóng vai trò quan trọng, gia tăng độ an toàn cho người lái xe. Nó cho phép người lái kiểm soát hướng xe một cách an toàn. Vì vậy, người lái xe nên kiểm tra, vệ sinh cảm biến tốc độ thường xuyên để sớm nhận biết các dấu hiệu lỗi nhằm đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Sự ra đời của cảm biến tốc độ đã giúp việc điều khiển xe nâng thuận tiện và an toàn hơn trên mỗi chuyến đi. Vậy để hiểu hơn về cảm biến tốc độ và những điều cần biết, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Cảm biến tốc độ là gì?
Cảm biến tốc độ là gì?
Cảm biến tốc độ đóng vai trò quan trọng của hệ thống truyền động bên trong xe của bạn. Cảm biến tốc độ thường được gọi là cảm biến tốc độ xe hoặc VSS. Đây là một bộ phận trên phanh điện tử được dùng để đo tốc độ di chuyển của xe. Nó đảm nhận nhiệm vụ phòng tránh nguy cơ hãm cứng phanh bánh xe khi tốc độ xe thay đổi đột ngột.
Theo đó, khi xe được cài đặt cảm biến tốc độ sẽ giúp người lái hạn chế tối đa khả năng trượt bánh, văng và hướng lái được kiểm soát một cách tốt nhất trong trường hợp người lái gặp vấn đề, không thể làm chủ được.
Chức năng của cảm biến tốc độ
Chức năng chính của cảm biến tốc độ là đo số km thực tế của ô tô đã và đang chạy. Ngoài ra, chúng còn giúp ta đưa ra cảnh báo, hiệu chỉnh nhất định như sau:
Điều khiển tốc độ không tải – Idle Speed Control (ISC).
Điều khiển hộp số khi tài xế chuyển số.
Hiệu chỉnh tỉ lệ hòa khí nạp và động cơ.
Điều khiển mô tơ trợ lực lái với mục đích điều khiển hệ thống trợ lực lái điện tử.
Chức năng của điều khiển mô tơ gạt mưa theo tốc độ.
Điều khiển của hệ thống auto lock – lock cửa tự động.
Đảm nhận nhiệm vụ điều khiển độ cao của gầm xe ô tô trên hệ thống nâng hạ gầm điện tử.
Cấu tạo cảm biến tốc độ
Cảm biến tốc độ được cấu tạo từ một nam châm vĩnh cửu, một lõi từ và một cuộn dây. Và vị trí lắp đặt cũng khác nhau tùy thuộc vào mỗi dòng xe. Thông thường, cảm biến tốc độ được đặt trong hốc bánh xe, khi cả bốn bánh của xe đều sử dụng đĩa phanh. Tuy nhiên, trong trường hợp các xe có hệ thống phanh tang trống ở bánh sau, cảm biến được đặt trong hộp vi sai.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ
Nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ bánh xe ô tô dựa trên cảm ứng điện từ. Cấu tạo của cảm biến tốc độ bánh xe bao gồm nam châm và bánh răng kim loại. Bánh răng kim loại này sẽ chuyển động theo bánh xe. Khi bánh xe quay, bánh răng sẽ quay theo để tạo ra 1 dòng điện xoay chiều. Tín hiệu điện được đọc qua số lượng các xung theo thời gian, qua đó chuyển thành vận độ.
Vận tốc thực tế của xe ô tô sẽ được so sánh với tốc độ đã được cài đặt sẵn để kiểm soát người lái xe có vượt quá tốc độ cho phép không. Đây chính là nguyên lý hoạt động cơ bản của cảm biến tốc độ trên xe ô tô.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ như thế nào?
Các loại cảm biến tốc độ ô tô
Hiện nay, thị trường có 2 loại cảm biến để đo tốc độ của phương tiện, có thể kể đến dưới đây.
Cảm biến hở
Cảm biến mở gồm 1 vòng kim loại và một đầu đọc riêng biệt. Điểm hạn chế của phụ kiện này là dễ bị bám bụi, cát hoặc mảnh kim loại. Điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống, cụ thể là làm biến đổi dòng điện cảm ứng. Trường hợp bộ phận gặp vấn đề, lúc này đèn phanh ABS sẽ sáng. Do đó, cảm biến mở ít được sử dụng.
Cảm biến kín
Cảm biến kín gồm nam châm và bánh răng kim loại ăn khớp chặt với nhau nên khắc phục được vấn đề bám bụi bẩn. Vì vậy, cảm biến kín sẽ ít bảo dưỡng, vệ sinh, từ đó giúp xe vận hành ổn định, hiệu quả. Đây là loại cảm biến tốc độ được sử dụng khá rộng rãi trên thị trường hiện nay.
Dấu hiệu nhận biết hư hỏng cảm biến tốc độ và cách xử lý
Cảm biến đo tốc độ ô tô bị hư hỏng có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau như giắc cắm bị lỏng, mạch bị lỗi, đứt dây điện,… Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết giúp khách hàng hiểu hơn về nó.
Đèn ABS sáng
Hệ thống phanh chống bó cứng (ABS) là một tính năng phổ biến trên các phương tiện giao thông hiện nay. Chức năng quan trọng của ABS là ngăn ngừa tình trạng bó cứng phanh trong trường hợp xe dừng gấp, giúp tài xế duy trì sự kiểm soát và an toàn trên đường.
Trong những trường hợp mà phương tiện không được trang bị đèn ABS sáng, việc điều khiển xe trở nên khó khăn, thậm chí bị trượt bánh, gây nguy hiểm.
Khi bạn nhấn phanh, hệ thống ABS sẽ đo tốc độ của bánh xe và điều chỉnh áp suất phanh để tránh bó cứng. Khi bạn cắm chìa khóa, đèn báo ABS sẽ sáng và tắt ngay sau khi động cơ nổ. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đèn ABS sáng đột ngột hoặc sáng trong thời gian dài sau khi đông cơ nổ thì hệ thống đang có vấn đề.
Nguyên nhân có thể là do cảm biến tốc độ bị gỉ sét, giắc cắm không chặt hay má phanh đã mòn khiến bộ phận điều khiển nhận tín hiệu sai và kích hoạt đèn báo ABS. Khi gặp vấn đề này bạn hãy kiểm tra và sửa chữa kịp thời để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Hệ thống ABS sáng là do đâu?
Hệ thống ABS không ổn định
Hệ thống ABS gồm nhiều bộ phận như: hệ thống điều khiển, van thủy lực và cảm biến đo tốc độ, giúp đảm bảo người lái an toàn khi phanh gấp. Để hệ thống hoạt động ổn định, áp suất dầu cần được điều khiển cho từng bánh xe theo sự điều khiển của ECU, phù hợp với tốc độ quay của bánh.
Khi cảm biến gặp lỗi, tín hiệu mà ECU nhận được sẽ không chính xác gây ra tình trạng bó cứng phanh và nguy hiểm cho tài xế. Nếu bạn thấy hệ thống ABS không ổn định, hãy đem xe đến trung tâm sửa chữa để tránh gặp sự cố trong quá trình lái xe.
Đèn báo TCS sáng
Cũng giống như ABS, hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS) giúp đảm bảo an toàn cho người điều khiến trong trường hợp trượt bánh hoặc phanh gấp. TCS hoạt động thông qua việc kiểm soát và phân phối công suất từ động cơ đến bánh xe 1 cách hợp lý.
Khi cảm biến tốc độ bị hỏng, đèn báo TCS sáng ngay cả khi đã tắt hệ thống. Điều này cho thấy khả năng kiểm soát lực kéo của phanh đã bị lỗi và không còn mang lại hiệu quả nữa.
Cảm biến tốc độ hư hỏng
Đèn Check Engine sáng
Đèn báo Check Engine là tín hiệu báo lỗi hệ thống động cơ, gồm cả cảm biến giảm tốc. Đây là loại cảm biển thường lắp đặt ở phía sau vô lăng.
Trong khi đó, ECM (Máy tính Điều khiển Động cơ) là một bộ phận quan trọng trong việc tiếp nhận thông tin từ các cảm biến, tiến hành xử lý và gửi lại để điều khiển hoạt động của hệ thống phanh.
Khi ECM phát hiện thông tin sai lệch hoặc mất tín hiệu, đèn Check Engine sẽ sáng lên ngay lập tức để thông báo sự cố cho người lái xe.
Khi gặp tình trạng này, chủ xe nên đưa xe đến trung tâm sửa chữa để khắc phục sự cố và đảm bảo an toàn khi lư thông. Ngoài ra, khi thấy đèn Check Engine nhấp nháy liên tục thì đây là dấu hiệu cho thấy động cơ đang gặp trục trặc nặng, cần xử lý ngay lập tức. Nếu không thể sửa chữa ngay, người lái nên giảm tốc độ lái xe xuống mức an toàn và không vượt quá 40 km/h để giảm rủi ro.
Cảm biến tốc độ trên xe nâng người
Có lẽ nhiều người vẫn chưa biết, với xe nâng người thì cảm biến tốc độ là một bộ phận quan trọng không thể thiếu. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính an toàn trong quá trình vận hành xe nâng, giúp người điều khiển xe biết được tốc độ hiện tại, đồng thời có hỗ trợ đèn báo hiệu, còi báo,... nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn khi điều khiển xe nâng.
Đặc điểm của cảm biến tốc độ trên xe nâng:
Cho phép người điều khiển xe nâng cài đặt tốc độ tối đa cho xe, giúp kiểm soát và giới hạn tốc độ, đảm bảo an toàn.
Có khả năng theo dõi nhân viên vận hành xe.
Có chức năng khoá thông minh nhằm ngăn chặn việc tăng tốc không an toàn trong quá trình làm việc.
Cài đặt số điểm kiểm tra giúp xác định tốc độ đã vượt quá giới hạn cho phép hay chưa.
Có đèn và còi báo hiệu cho người lái theo từng cấp độ .
Hiệu chuẩn tốc độ theo tốc độ thực tế của xe nhằm đảm bảo thông tin về tốc độ là chính xác.
Lưu trữ và ghi lại số lần vượt tốc độ của người vận hành trong suốt quá trình làm việc giúp sử dụng cho mục đích đánh giá và quản lý an toàn hơn.
Có thể thấy, dù là xe ô tô, xe máy, xe nâng,... thì cảm biến tốc độ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành. Ngoài ra, chúng không chỉ giúp nhận biết tốc độ mà còn kiểm soát nó theo các cài đặt, từ đó tạo điều kiện an toàn cho người lái xe.
Mua phụ tùng xe nâng người chính hãng tại Mê Kông Việt Nam?
Để mua phụ tùng xe nâng người chính hãng, khách hàng có thể tìm đếm các đơn vị cung cấp, phân phối xe nâng người. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, Mê Kông Việt Nam đã và đang được đánh là là địa chỉ cung cấp phụ tùng và xe nâng người uy tín.
Mê Kông Việt Nam đang nhận được sự tín nhiệm và đánh giá cao từ nhiều doanh nghiệp. Các phụ tùng xe nâng người mà Mê Kông Việt Nam cung cấp đều chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng như Delta Q, Genie,... Điều này đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý so với thị trường.
Mê Kông Việt Nam là địa chỉ hàng đầu trong việc cung cấp phụ tùng xe nâng người chính hãng. Khi lựa chọn đơn vị, quý khách sẽ nhận được:
Cung cấp cả xe nâng người đã qua sử dụng và phụ tùng chất lượng. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, sẽ tư vấn và đưa ra sản phẩm mà quý khách đang cần.
Sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách chính xác và nhanh chóng.
Chế độ bảo hành xe nâng, phụ tùng xe nâng rõ ràng, minh bạch.
Cung cấp sản phẩm đa dạng, đầy đủ các linh kiện, phụ kiện, đáp ứng nhu cầu của quý doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin cung cấp về cảm biến tốc độ và nơi bán phụ tùng chất lượng nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay muốn mua phụ tùng xe nâng, thuê hoặc mua xe nâng người hãy liên hệ Mê Kông Việt Nam để được tư vấn nhé!