Dock Leveler là gì? Cấu Tạo Và Công Dụng Như Thế Nào?

Dock Leveler được sử dụng như một giải pháp sàn nâng hiện đại, an toàn với cách vận hành đơn giản. Vậy Dock Leveler là gì? Cấu tạo và công dụng của nó như thế nào? Hãy cùng Mê Kông Việt Nam theo dõi bài viết dưới đây!

Dock Leveler là gì?

Dock Leveler là gì?

Dock leveler là gì?

Dock Leveler là gì? Dock Leveler hay còn được biết với tên gọi khác là sàn nâng tự động hay sàn container. Đây là thiết bị giúp cân bằng chiều cao giữa mặt sàn nhà kho với mặt sàn xe tải, từ đó việc vận chuyển hàng hóa từ nhà kho vào xe container dễ dàng hơn bao giờ hết.

Hỗ trợ kết nối chắc chắn, bền bỉ phù hợp với hầu hết các tải trọng của hàng hóa. Vì vậy, đa phần các loại cầu container đều được sản xuất với nguyên liệu chính là thép không gỉ, có khả năng chịu được lực lớn và thích nghi với mọi điều kiện thời tiết. Đặc biệt, có khả năng chống lại sự biến dạng, giảm thiểu tối đa rủi ro, sự cố trong quá trình hoạt động.

Ngày nay, Dock Leveler còn được thi công lắp đặt âm nền dưới sàn nhà kho với hố bê tông hoặc dùng để nâng hàng, lắp đặt ngoài trời ngay trước cửa nhà kho với khung kim loại nhằm nâng đỡ cho thiết bị.

Sự ra đời của Dock Leveler đã thay thế cho những giải pháp sàn nâng truyền thống kém an toàn, chất lượng, tốn nhiều thời gian và chi phí để vận hành.

Thông số kỹ thuật

Thông số kỹ thuật cơ bản của Dock Leveler là gì?

  • Chiều dài: 1800mm/2000mm/2500mm/3000mm.
  • Chiều rộng: 2000 mm/2500 mm.
  • Chiều cao: 500 mm/600 mm.
  • Phạm vị nâng hạ: 300mm/350 mm.
  • Trọng tải: 2 tấn – 13 tấn.
  • Cao su giảm chấn: 300mm x 300mm.
  • Độ dày thép:        6mm – 8mm/8mm – 10mm.
  • Độ dày lớp sơn: 70 – 90 micron.
  • Nguồn điện: 220V/380V.
  • Motor: 1.1Kw – 1.5Kw.
  • Màu sắc: Xanh dương, xám, đen,...
  • Nguồn điều khiển: 24V.

Cấu tạo của Dock Leveler

Dock Leveler là gì mà nó có chức năng lớn đến vậy, điều này được thể hiện qua một số kết cấu và linh kiện sau đây.

  • Mặt sàn nâng cấp: Đây là phần trực tiếp cho xe nâng đi qua, vì vậy nó phải được thiết kế để chịu tải bền bỉ. Mặt sàn thường được tạo từ thép nhập khẩu với độ dày từ 6mm đến 8mm.
  • Tấm chắn 2 bên: Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc để vật lạ rơi và không hố bê tông khi thiết bị đang vận hành. Tắm chắn 2 bên được tích hợp cảm biến chống kẹt nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.
  • Lip sàn nâng: Đây là phần giúp mép sàn nâng ra để tạo cầu nối với đuôi xe container chở hàng.
  • Nâng hạ hệ thống: Mỗi loại Dock nâng hàng sẽ có hệ thống nâng hạ riêng như: nâng hạ thủy lực, nâng hạ cơ khí, nâng hạ túi khí.
  • Cao su giảm chấn: Phụ kiện này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chấn chấn và bảo vệ sàn nâng khỏi sự va chạm xảy ra.

Cấu tạo của Dock Leveler là gì?

Cấu tạo của Dock Leveler là gì?

Nguyên lý hoạt động của dock leveler

  • Nguyên lý thủy lực: Đây là nguyên lý truyền lực của chất lỏng và hệ thống xi lanh để biến đổi năng lượng thủy lực thành năng lượng cơ học. Nguyên lý này được ứng dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau như: sàn nâng thủy lực, bàn nâng thủy lực,…
  • Nguyên lý cơ khí: Là nguyên lý hoạt động của hệ thống lò xo đảm bảo sự dịch chuyển của sàn nâng. Để nguyên lý này hoạt động phải cần có sức người kéo mặt sàn nâng lên.
  • Nguyên lý khí nén: Là nguyên lý hoạt hoạt động mà motor bơm sẽ nén hoặc đẩy không khí ra ngoài để tạo khả năng chuyển động của sàn. Sản phẩm dựa trên nguyên tắc này sẽ hoạt động trơn tru và giảm thiểu tiếng ồn.

Ưu điểm khi sử dụng Dock Leveler

  • Dock Leveler có độ bền cao nhờ kết cấu vững chắc, được sản xuất từ chất liệu thép cao cấp nên có khả năng chịu được va đập và các tác động của môi trường thời tiết bên ngoài. Nhờ vậy mà có thể  hạn chế tối đa việc bị biến dạng, ăn mòn dẫn đến những sự cố không mong muốn khi sử dụng.
  • Thông thường, Dock Leveller được thiết kế với độ dày dao động từ 6 đến 10mm, độ dày của mũi khoảng từ 16 đến 18mm. Với độ dày này, sàn nâng Hydraulic Dock Leveler có khả năng chịu được tải trọng lớn từ 6 đến 10 tấn.
  • Dock Leveler dễ dàng vận hành, nhanh chóng, đơn giản, nhờ vậy giúp tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công đem lại hiệu quả kinh tế trong quá trình vận chuyển hàng hóa, sản xuất kinh doanh.

Các loại Dock Leveler phổ biến hiện nay

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao, hiện nay đã có nhiều loại Dock Leveler ra đời với mẫu mã và giá cả khác nhau, phổ biến có thể kể đến sau đây.

Sàn nâng thủy lực (Hydraulic Dock Leveler)

Sàn nâng tự động thủy lực này hoạt động dựa trên nguyên lý truyền lực chất lỏng, loại sàn nâng này công suất ổn định và thiết kế hiện đại nên được nhiều người tin tưởng và lựa chọn.

Ưu điểm của sàn nâng thuỷ lực:

  • An toàn cho người sử dụng: Thiết bị này đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người vận hành và người làm việc xung quanh.
  • Tiết kiệm chi phí lao động: Sàn nâng thuỷ lực giúp giảm sự phụ thuộc vào lao động, giảm công sức để nâng hạ và điều chỉnh sàn nâng.
  • Nâng cao năng suất làm việc: Giúp tăng khả năng nâng hạ hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ đó tối ưu hóa quá trình làm việc.
  • Dễ dàng lắp đặt và sử dụng: Sàn nâng thuỷ lực dễ dàng lắp đặt và hoạt động, giảm thời gian và công sức cho việc triển khai.
  • Độ bền cao: Thiết bị này có tuổi thọ lâu dài, đảm bảo khả năng hoạt động ổn định trong thời gian dài.

Sàn nâng thủy lực

Sàn nâng thủy lực

Sàn nâng tự động cơ khí (Mechanical Dock Leveler)

Sàn nâng tự động cơ khí (Mechanical Dock Leveler) là sàn nâng hoạt động dựa trên dựa hệ thống lò xo đẩy kết hợp với hệ thống cơ khí có độ bền cơ học cao. Loại sàn nâng này có khả năng vận hành ổn định và linh hoạt nên được ưa chuộng lựa chọn nhằm tránh sử dụng hệ thống điện phức tạp gây ra cháy nổ.

Ưu điểm:

  • Khả năng chống trượt cao: Được trang bị với cơ chế lò xo, sàn nâng cơ khí đảm bảo độ bám và chống trượt hiệu quả, đem đến sự an toàn cho quá trình nâng hạ hàng hóa.
  • Vận hành đơn giản chỉ bằng thao tác kéo cần xích lò xo: Quá trình vận hành đơn giản và tiện lợi, chỉ cần kéo cần xích lò xo để nâng hoặc hạ sàn nâng, mà không cần đến nguồn năng lượng ngoại vi.
  • Sử dụng cơ học không lo vấn đề cháy nổ: Không cần dùng nguồn năng lượng điện hay nhiên liệu, sàn nâng cơ khí loại trừ hoàn toàn nguy cơ cháy nổ, giúp bảo vệ môi trường làm việc.
  • Hoạt động bền bỉ, thích nghi với nhiều môi trường: Sản phẩm có độ bền cao và khả năng hoạt động ổn định trong điều kiện môi trường khác nhau, từ nơi có nhiệt độ cao đến môi trường ẩm ướt.

Sàn nâng tự động cơ khí

Sàn nâng tự động cơ khí

Sàn nâng tự động túi khí (Air Operated Dock Leveler)

Sàn nâng tự động túi khí là loại sàn nâng hoạt động dựa trên việc bơm hơi vào hệ thống túi khí Airbag, nhằm tạo ra sự nâng hạ êm ái cho sàn nâng.

  • Dễ dàng vệ sinh và bảo trì khi cần thiết: Sàn nâng dùng túi khí có cấu trúc đơn giản, cho phép dễ dàng vệ sinh và bảo trì. Điều này giúp duy trì hiệu suất hoạt động và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
  • Khả năng hoạt động bền bỉ và liên tục: Sàn nâng với túi khí thường hoạt động một cách liên tục và bền bỉ nhờ vậy mà mang lại hiệu quả trong quá trình nâng hạ hàng hóa.
  • Tiết kiệm chi phí nhân công: Việc tự động hóa bằng túi khí giảm sự phụ thuộc vào lao động, giúp giảm chi phí lao động và tăng năng suất làm việc.

Sàn nâng tự động túi khí

Sàn nâng tự động túi khí

Trên đây là những thông tin cung cấp về Dock Leveler là gì và những loại Dock Leveler phổ biến trên thị trường hiện nay, giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng theo thông tin sau đây.

Công ty TNHH Công nghiệp Mê Kông Việt Nam

  • Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Khu Cầu Xéo, Thị trấn Long Thành, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0906 779 855
  • Email: mekonglift@gmail.com