Tốc độ tối đa của xe nâng là bao nhiêu?

Rất nhiều trường hợp ghi nhận một trong những nguyên nhân chính gây ra các tai nạn xe nâng trong quá trình vận hành là chạy quá tốc độ. Do đó, Mê Kông Việt Nam khuyến nghị người vận hành xe nâng luôn tuân thủ “tốc độ an toàn”. Vậy tốc độ tối đa của xe nâng người là bao nhiêu? Những yếu tố cần xem xét khi xác định giới hạn tốc độ là gì? Làm thế nào để kiểm soát tốc độ xe nâng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

 Tốc độ tối đa của xe nâng là bao nhiêu?

Tốc độ an toàn trên xe nâng là gì?

Không có một câu trả lời xác về giới hạn tốc độ. Mỗi công ty sẽ tự quyết định giới hạn tốc độ xe nâng mà họ cho là phù hợp với tình hình làm việc của họ. Tuy nhiên, trong những khu vực có tầm nhìn tốt và ít nguy hiểm, giới hạn tốc độ làm việc sẽ nằm trong khoảng từ 5 -15 km/h.

Tốc độ an toàn của xe nâng 

Trên đường, xe nâng phải tuân thủ luật đường bộ như sau: 

  • Xe nâng hạng nặng không có hệ thống treo giữa bánh và khung xe nhưng có lốp hơi bị giới hạn 45km/h nếu tốc độ cho phép nhỏ hơn. 

  • Nếu xe nâng có lốp đặc thì giới hạn tốc độ qua cầu hoặc đường ngang là 15km/h.

Xe nâng có vận tốc di chuyển là bao nhiêu?

Cũng giống như các loại xe máy, ô tô, thì sẽ nâng cũng có vận tốc di chuyển theo quy định của pháp luật. Vận tốc di chuyển của xe nâng sẽ được quy định tùy thuộc vào thiết kế kho bãi, khối lượng hàng hóa. Với những chiếc xe nâng được sử dụng để di chuyển trong nhà kho thì người lái với vận tốc chậm hơn so với những khu vực khác. 

Theo thông tư số 51/2015/TT-BLĐTBXH được nhà nước ban hành, đã ghi rõ những thông tin liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động.

Cụ thể, ghi rõ thông tin về vận tốc di chuyển của loại xe nâng có tải trọng 1000kg trở lên sẽ tuân theo:

  • Xe nâng đứng điều khiển, xe nâng ngồi điều khiển,... thì vận tốc di chuyển không quá 16km/h.

  • Xe nâng có người điều khiển đi bộ lái không được di chuyển với vận tốc là 0.5km/h và gia tốc 0.5m/s2.

Đây là những quy định về tốc độ tối đa của xe nâng mà người lái xe cần nắm để thực hiện di chuyển an toàn trong quá trình vận hành. 

Xe nâng xe nâng ngồi điều khiển thì vận tốc di chuyển không quá 16km/h

Những yếu tố cần xem xét khi xác định giới hạn tốc độ

Các yếu tố cần xem xét khi xác định giới hạn tốc độ xe nâng như sau:

  • Loại xe nâng: Loại xe nâng được sử dụng trong nhà máy rất đa dạng, từ xe nâng đối trọng cho đến xe nâng điện đứng lái. Mỗi loại xe nâng sẽ có giới hạn tốc độ riêng. 

  • Giới hạn tốc độ của nhà sản xuất: Nhà sản xuất xác định giới hạn tốc độ cho mỗi xe nâng là khác nhau. Bạn có thể kiểm tra thông số này trên bảng tên của xe nâng.

Giới hạn tốc độ xe nâng là bao nhiêu?

  • Tải trọng đang được vận chuyển: Vận chuyển hàng hóa nặng đòi hỏi khoảng cách để dừng lớn hơn. Việc giới hạn tốc độ là một phương pháp an toàn để giảm thiểu nguy cơ tai nạn.

  • Điều kiện mặt đường vận hành: Mặt đường và điều kiện mặt đường trong nhà máy cũng đóng vai trò quan trọng để xác định giới hạn tốc độ của xe nâng. Mặt đường di chuyển có thể nhẵn, sàn phẳng, gồ ghề,...

  • Khoảng cách dừng phù hợp: Xác định khoảng cách dừng an toàn của xe nâng là điều vô cùng quan trọng để xác định giới hạn tốc độ phù hợp trong nhà máy.

Cách kiểm soát tốc độ xe nâng

Để kiểm soát tốc độ di chuyển của xe nâng, bạn có thể xem ngay các cách sau đây.

Treo biển báo hạn chế tốc độ xe nâng

Treo biển báo giúp cho người điều khiển xe nâng di chuyển an toàn hơn. Có thể đặt các biển báo hạn chế tốc độ tại các vị trí nơi làm việc để khi điều khiển xe nâng hàng, bạn sẽ dễ dàng nhận biết các khu vực cần lưu ý đâu là khu vực cấm dừng, không được phép quay đầu,… Ngoài ra, việc treo biển báo giúp tăng cường an toàn trong môi trường làm việc.

Lắp đặt thiết bị giới hạn kiểm soát tốc độ xe nâng

Thiết bị giới hạn kiểm soát tốc độ là công cụ cần thiết để duy trì kiểm soát tốc độ tối đa của xe nâng. Nó đảm bảo người lái xe không thể vượt quá giới hạn tốc độ bằng cách điều khiển hệ thống ga, đồng thời vẫn cho phép sử dụng toàn bộ lực nâng của xe. Điều này đảm bảo an toàn khi xe nâng di chuyển với tốc độ an toàn trong mọi tình huống mà không ảnh hưởng đến khả năng nâng và di chuyển hàng hóa.

Trang bị đồng hồ báo tốc độ cho xe nâng

Điều này có lẽ là một yêu cầu bắt buộc trên tất cả các loại xe nâng, bất kể là xe nâng điện, xe nâng dầu, xe nâng xăng, thậm chí là xe nâng tay. Thiết bị giới hạn tốc độ này giúp cho người lái xe dễ dàng quan sát tốc độ di chuyển là bao nhiêu, giúp đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.

Thiết bị đo tốc độ này không chỉ giúp người lái xe nâng biết rõ về tốc độ di chuyển, mà còn cho phép họ điều chỉnh tốc độ linh hoạt theo tình huống. Tuy nhiên, người lái xe phải luôn duy trì tốc độ vận hành trong giới hạn quy định để mang lại an toàn tối đa.

Lắp đặt gờ giảm tốc xe nâng

Gờ giảm tốc của xe nâng có tác dụng làm chậm xe tải dừng hẳn khi đi qua, giúp giảm khả năng người điều khiển xe vượt quá tốc độ. Gờ giảm tốc được lắp đặt ở vị trí quan trọng như ở giao lộ, lối đi,... những nơi lưu thông xe nâng để giảm thiểu và ngăn ngừa tai nạn nguy hiểm và sự cố không mong muốn xảy ra.

Phanh và tăng tốc

Khoảng cách dừng  xe nâng an toàn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Tốc độ di chuyển: Luôn vận hành xe nâng ở tốc độ cho phép, dừng xe an toàn và kiểm soát

  • Trọng lượng tải: Trọng lượng của xe nâng hàng hóa mà xe nâng đang vận chuyển cũng đóng vai trò quan trọng.

  • Mặt đường: Tình trạng của bề mặt đường cũng ảnh hưởng đến quá trình dừng xe.

  • Tình trạng xe nâng: Gồm hệ thống phanh.

Khi người vận hành xe nâng phải phanh đột ngột, xe nâng có thể nghiêng về phía trước khiến cho bánh sau rời khỏi mặt đất hoặc tải trọng bị trượt ra. Xe nâng người đi càng nhanh thì khoảng cách dừng càng lớn. Chẳng hạn, tốc độ 6 km/h, xe nâng vẫn cần khoảng 3 m để có thể dừng lại an toàn. 

Các phương pháp hay nhất về an toàn xe nâng

Để đảm bảo an toàn xe nâng bạn cần tham khảo một số phương pháp sau đây.

  • Vận hành xe nâng người ở tốc độ cho phép dừng an toàn và có kiểm soát.

  • Lái xe nâng chậm và cẩn trọng khi đi trên sàn ướt, trơn trượt.

  • Theo dõi tốc độ tối đa của xe nâng và chạy xe trong giới hạn cho phép.

  • Hãy thận trọng hơn khi đi trên đường dốc và gồ ghề.

  • Giảm tốc độ và bấm còi tín hiệu khi đi đến giao lộ và điểm mù.

  • Giảm tốc độ xung quanh các góc cua.

Làm thế nào để kiểm soát tốc độ tối đa xe nâng?

Làm sao để kiểm soát tốc độ tối đa xe nâng?

Để kiểm soát tốc độ xe nâng trong môi trường làm việc, đầu tiên người điều khiển phải có chứng chỉ xe nâng hoặc kinh nghiệm lái xe nâng.

  • Điều chỉnh tốc độ theo môi trường: Tùy theo điều kiện môi trường làm việc, mà người điều khiển xe nâng cần điều chỉnh tốc độ sao cho phù hợp. Các yếu tố như: số người xung quanh, góc khuất, ánh sáng trong nhà xưởng và trọng lượng hàng hóa.

  • Sử dụng thiết bị giới hạn tốc độ: Các thiết bị này giúp người điều khiển biết chính xác tốc độ vận hành xe nâng. Các thiết bị gồm còi báo hiệu và đèn hạn chế tối đa nguy hiểm.

  • Biển báo và quy tắc an toàn: Trong nhà xưởng, cần cài đặt các biển báo để hướng dẫn người điều khiển và người lao động khác về khu vực xe nâng hoạt động, khu vực cấm dừng xe và khu vực không được phép quay đầu.

Như vậy, thông tin trên đã giúp bạn trả lời tốc độ tối đa của xe nâng là bao nhiêu? Hy vọng bạn nắm rõ và thực hiện theo đúng quy định. Nếu bạn có nhu cầu thuê hoặc mua xe nâng ngắn hạn chất lượng cao với giá thành phải chăng, hãy liên hệ Mê Kông Việt Nam ngay để được hỗ trợ.