Xe nâng có côn không? Cấu tạo của hộp số xe nâng

Xe nâng có côn không - Trong lĩnh vực như công nghiệp, kho bãi, logistics và vận tải,… Xe nâng là thiết bị quan trọng không thể thiếu, sử dụng xe nâng để nâng, di chuyển và xếp dỡ hàng hoá một cách nhanh chóng, dễ dàng, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, kiến thức về xe nâng, vai trò và cấu tạo của hộp số xe nâng không phải ai cũng biết rõ. Trong bài viết này, Mê Kông Việt Nam sẽ chia sẻ một số kiến thức cơ bản liên quan đến nguyên lý hoạt động, hộp số xe nâng và trả lời cho câu hỏi xe nâng có côn không?

Nguyên lý hoạt động của xe nâng

Cả xe nâng điện và xe nâng dùng động cơ đốt trong đều hoạt động dựa trên cùng một nguyên lý.

  • Hàng hóa, vật dụng và vật liệu,... được di chuyển từ một vị trí này sang một vị trí khác.

  • Nâng hàng hóa từ vị trí thấp lên trên cao và ngược lại.

Quá trình di chuyển hàng hóa chủ yếu phụ thuộc vào cơ chế hoạt động của xi lanh đẩy và bánh răng. Nói một cách đơn giản, chức năng chính của xe nâng là nâng hoặc hạ hàng hoá có khối lượng lớn đến một độ cao cụ thể. Khi càng xe nâng đưa vào pallet để nâng hàng, kích hoạt bơm dầu thủy lực làm tăng lượng dầu được đẩy vào xi lanh nâng.

Khi đó, khung nâng bắt đầu đẩy lên cao, mỗi tầng kim loại di chuyển trên ray thông qua những con lăn dẫn hướng, được bôi trơn bằng mỡ chịu nhiệt và đi lên. Dây xích chuyển động nhờ vào hệ thống bánh đà ở phía trên của xe.

Nguyên lý hoạt động của xe nâng 

Nguyên lý hoạt động của xe nâng

Các con lăn trong ray hỗ trợ kéo pallet và càng nâng lên cao. Bộ phận xilanh nghiêng ngả ra phía sau giúp hàng hóa không bị lệch về phía trước, như vậy mới đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành.

Khi khung nâng đạt đến độ cao mong muốn, việc bơm thêm dầu vào xilanh bị ngưng lại. Lúc này, hàng hóa được đặt chính xác vào vị trí mong muốn. Đồng thời, dầu trong xilanh sẽ chảy ngược trở lại vào thùng chứa.

Khi bộ phận xilanh nâng hạ xuống và khung nâng di chuyển dần trở lại vị trí ban đầu. Tiếp theo, xe nâng sẽ di chuyển đến vị trí được đặt trong kho. Để đưa giá nâng và càng nâng trở lại vị trí thấp, xích trên puly sẽ được đẩy chạy ngược vòng.

Xe nâng có côn không?

Xe nâng có côn không? Đối với trường hợp của xe nâng số sàn, chúng ta nhận thấy rằng hệ thống côn được sử dụng để thực hiện việc chuyển hay sang số, trong khi xe nâng số tự động không có côn mà thay vào đó là sử dụng hệ thống phanh để kiểm soát tốc độ.

Giải đáp xe nâng có côn không?

 

Giải đáp xe nâng có côn không?

Điểm khác biệt chính giữa hai loại này là từ hộp số. Xe nâng số sàn thay đổi tỷ số truyền bằng cơ chế bánh răng ăn khớp, còn xe nâng số tự động dùng bánh răng hành tỉnh để thực hiện các điều chỉnh phức tạp hơn. 

Hộp số của xe nâng có vai trò gì?

Hộp số của xe nâng có vai trò quan trọng trong việc thay đổi các cấp số để điều chỉnh moment từ động cơ sao cho phù hợp với các điều kiện vận hành khác nhau. Chức năng chính của hộp số xe nâng hàng là giúp xe vận hành mạnh mẽ, hiệu suất tốt hơn, tăng tốc nhanh hơn, di chuyển khi nâng hàng nặng và vượt dốc,...

Khi được khởi động và thực hiện các hoạt động như di chuyển hoặc leo dốc, xe cần những mức năng lượng khác nhau. Người vận hành sẽ xem xét để chuyển số cho phù hợp, kích hoạt hộp số tạo ra các mức momen xoắn khác nhau, giúp xe nâng hoạt động hiệu quả theo yêu cầu.

Hộp số của xe nâng hàng hóa

Hộp số của xe nâng hàng hóa

Có hai loại hộp số chính được sử dụng trên xe nâng, đó là hộp số sàn và hộp số tự động. Mỗi loại hộp số có cấu tạo và cách hoạt động riêng biệt, dẫn đến sự khác biệt trong quá trình vận hành, bảo trì cũng như bảo dưỡng.

Hộp số sàn

Hộp số sàn, còn được gọi là hộp số cơ hay hộp số tay, là một loại hộp số có tuổi đời lịch sử và được biết đến là hộp số có cấu trúc đơn giản, giá thành rẻ.

Bộ điều khiển bằng cơ khí được sử dụng trong hộp số sàn, khi muốn điều chỉnh momen, người vận hành phải sử dụng tay để gạt chuyển cần số. Điểm đặc trưng của hộp số sàn là khi thay đổi số sẽ có lực kéo mạnh hơn. Hộp số sàn thường được ưu tiên sử dụng trên các xe nâng dầu có sức nâng lớn.

Trong hộp số này có sử dụng một đĩa ly hợp ma sát để ngắt hoặc kết nối chuyển động từ động cơ đến hộp số. Nó được điều khiển bởi người lái thông qua bàn đạp ly hợp (chân côn).

Vai trò của hộp số sàn xe nâng

Vai trò của hộp số sàn xe nâng

Bên trong hộp số có các trục sơ cấp (đầu vào từ động cơ), trục thứ cấp (đầu ra khỏi hộp số) và trong trường hợp của hộp số 3 trục có thêm cả trục trung gian. Các tỷ số truyền tạo ra ứng với từng cấp số của xe được hình thành qua việc các bánh răng trên các trục này ăn khớp cố định với nhau.

Khi muốn chuyển số, người điều khiển xe nâng sẽ bấm chân côn và tuân thủ theo thao tác đã được chỉ dẫn trong sơ đồ sẵn có. Thông qua các liên kết cơ khí, các bánh răng gài số sẽ được đưa đến vị trí tương ứng với số truyền mong muốn.

Hộp số tự động

Ra đời từ năm 1940, hộp số tự động ngày càng khẳng định được vị trí và tầm quan trọng trong ngành công nghiệp xe nâng hàng. Hiện nay, hầu hết các mẫu xe mới và đa số xe nâng điện được bán ra đều được trang bị hộp số tự động. Đây là hộp số có cấu tạo và nguyên lý hoạt động phức tạp hơn so với hộp số cơ.

Vai trò của hộp số xe nâng tự động

Vai trò của hộp số xe nâng tự động

Bộ biến mô thủy lực được sử dụng trong hộp số tự động để thực hiện việc ngắt và truyền chuyển động quay từ động cơ đến hộp số. Hệ thống các bánh răng phức tạp kết hợp với nhau bên trong hộp số, tạo ra các cấp số cho xe. 

Điều đáng chú ý là đều do máy tính toán, tự động điều khiển toàn bộ quá trình lựa chọn tỷ số truyền và sang số dựa trên điều kiện vận hành của xe.

Cấu tạo của hộp số xe nâng

Cấu tạo của hộp số xe nâng bao gồm ba bộ phận chính: Bộ ly hợp thủy lực, bộ bánh răng hành tinh và bộ điều khiển điện - thủy lực. Mỗi bộ phận đều có cấu tạo, chức năng riêng của nó và khi được kết hợp lại với nhau, cơ chế truyền động cho xe nâng được hình thành.

Bộ ly hợp thuỷ lực

Đó là bộ phận được sử dụng để ngắt hoặc kết nối chuyển động từ động cơ đến hộp số, bao gồm các đĩa ma sát, đĩa thép, bánh răng và piston trong bộ ly hợp thủy lực. Khi piston bị áp suất dầu thủy lực tác động, sự ăn khớp giữa các đĩa ma sát và đĩa thép được thúc đẩy, tạo ra momen xoắn được truyền từ động cơ xuống hộp số. 

Ngược lại, khi không có áp suất dầu thủy lực, các đĩa ma sát và đĩa thép sẽ tách ra, ngắt chuyển động từ động cơ đến hộp số.

Bộ ly hợp thủy lực của hộp số xe nâng

Bộ ly hợp thủy lực của hộp số xe nâng

Bộ bánh răng hành tinh

Đây là bộ phận được sử dụng để thay đổi tỉ số truyền động giữa trục vào và trục ra của hộp số. Bộ bánh răng hành tinh bao gồm bánh răng định tinh ở giữa và các bánh răng hành tinh nhỏ xoay quanh nó.

Bộ bánh răng hành tinh của hộp số xe nâng

Bộ bánh răng hành tinh của hộp số xe nâng

Các bánh răng này được chế tạo với các rãnh răng trên mặt ngoài để cho phù hợp với các đĩa ma sát của ly hợp. Khi ly hợp liên kết với một trong hai loại bánh răng này, nó sẽ bị cố định, không thể xoay, làm cho loại bánh răng còn lại phải quay theo một tỉ số xác định.

Bộ điều khiển điện – thuỷ lực

Đó là bộ phận chịu trách nhiệm điều khiển quá trình kết nối hoặc ngắt kết nối giữa ly hợp và bánh răng hành tinh. Bộ điều khiển này bao gồm cả một van điện từ và một van thủy lực.

Van điện từ phản ứng theo tín hiệu điện được cung cấp bởi người điều khiển để thực hiện chuyển động tiến hoặc lùi. Trong khi đó, áp suất dầu thủy lực từ bơm được sử dụng để kích hoạt van thủy lực.

Bộ điều khiển điện – thủy lực của hộp số xe nâng

Bộ điều khiển điện – thủy lực của hộp số xe nâng

Khi cả hai van điện từ và van thủy lực được kích hoạt đồng thời cùng một lúc, áp suất dầu thủy lực được truyền tới piston của ly hợp, như vậy mới làm cho ly hợp ăn khớp với bánh răng hành tinh.

Hy vọng rằng thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về xe nâng, cấu tạo của hộp số xe nâng cũng như giải quyết các thắc mắc về hộp số xe nâng có côn hay không. 

Hơn nữa, nếu bạn hoạt động trong môi trường đòi hỏi thực hiện công việc ở trên cao, sử dụng xe nâng người sẽ là một lựa chọn tối ưu. Mê Kông Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ bán và cho thuê xe nâng người cũ, mới với giá ưu đãi. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận báo giá và được tư vấn chi tiết hơn!